chống muỗi phòng sốt xuất huyết
BS. Nguyễn Hồng Hà, Viện phó Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia cho biết: Những trường hợp biến chứng nặng như vậy, nếu không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng thường gặp và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương. Đó là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước, dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch. Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ chướng.
Vì vậy, bệnh nhân phải được phát hiện sớm bằng cách theo dõi, khám màng bụng, màng phổi, siêu âm và làm các xét nghiệm.
Loại biến chứng thứ 2 gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn yếu tố đông máu như chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ tiêm bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng (não, phổi)... Ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết.
Khi gặp các trường hợp này, cần ngay lập tức cầm máu cơ học và tiến hành bù máu cho bệnh nhân. Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt ở những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40-50 ca. Và theo quy luật thì dịch sẽ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
Sau khi điều trị xong sốt xuất huyết, có thể vẫn để lại một số biến chứng cho người bệnh, đặc biệt là biến chứng về mắt. Theo PGS.TS. Phan Dẫn, nguyên Phó trưởng bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, có 2 loại biến chứng có thể làm bệnh nhân mù đột ngột mà không gây đau nhức mắt.
Thứ nhất là xuất huyết võng mạc dẫn đến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc. Ở những chỗ bị che khuất đó người ta không nhìn thấy được mọi vật, thị lực của mắt bị giảm sút.
Loại thứ hai là xuất huyết trong dịch kính: Dịch kính là chất lỏng lầy nhầy trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn.
Muốn phân biệt được xuất huyết võng mạc và xuất huyết trong dịch kính, thầy thuốc nhãn khoa phải dùng máy soi đáy mắt.
Do vậy trước biến chứng chảy máu ở trong nhãn cầu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đến khám ở khoa mắt để được điều trị, vì việc chữa xuất huyết trong nhãn cầu chỉ có kết quả nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm.
Phòng chống muỗi hiệu quả
lăn, bình xịt và kem chống muỗi
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng xem tại:
Website: http://mamanbebe.com.vn/
Hotline: 0925 678 678
Địa chỉ: Số 6a, Ngõ 639, Đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Showroom: F5- C15, tầng 5 Lotte Department Store, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội - 042 220 6368
Tầng 6 Parkson VietTower, 1 Thái Hà, Hà Nội - 043 857 5190
Khu mẹ & bé, tầng B1 (ô R4 - 50) Vincom Royal City, HN - 04.666.420.99
MamanBébé, L2-11, TTTM Vincom Quang Trung, Q.Gò Vấp, HCM
Tầng 3 Parkson Hùng Vương Plaza, Q.5, HCM - 0912.161.643
L2-11K Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, HCM - 083.8228266
Hotline: 0925.678.678
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét